Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar
ACMECS_MOHT_Main-Banner_(Desktop)1400x500

Chiến Lược Hợp Tác Kinh Tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong

Chiến Lược Hợp Tác kinh Tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) là một tổ chức văn hóa, kinh tế, chính trị bao gồm Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Miến Điện. Tại phiên Hội Nghị ASEAN đặc biệt về SARS, tổ chức tại Băng Cốc vào ngày 29 tháng 04 năm 2003, Thủ Tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã lên ý tưởng thành lập “Chiến Lược Hợp Tác Kinh Tế” với các lãnh đạo Campuchia, CHDCND Lào, và Miến Điện.

Mục tiêu của sáng kiến này là xây dựng cầu nối khỏa lấp lỗ hổng kinh tế giữa năm quốc gia này và thúc đẩy khối thịnh vượng chung trong khu vực này để cùng nhau phát triển bền vững. Sự thịnh vượng ấy không chỉ có lợi cho bốn nước này mà còn vun đắp giá trị có ích cho chính ASEAN và khối đại đoàn kết. Người ta hy vọng rằng một Campuchia, CHDCND Lào, Miến Điện, Thái Lan mạnh mẽ hơn sẽ làm cho ASEAN mạnh lên. Bộ khung hợp tác mới mẻ này được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng thiết yếu cho ASEAN, thúc đẩy ASEAN phát triển với một tốc độ ổn định trên cơ sở chia sẻ thịnh vượng và tự cường.

Các lãnh đạo của Campuchia, CHDCND Lào, Miến Điện và Thái Lan đã gặp gỡ lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 11 năm 2003 ở Bagan, Liên Bang Miến Điện. Tại Hội nghị thượng đỉnh, bốn nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Bagan, khẳng định cam kết của họ trong việc hợp tác trong năm lĩnh vực ưu tiên và phê chuẩn Kế hoạch Hành động Chương trình Chiến lược hợp tác kinh tế, theo đó 46 dự án chung và 224 dự án song phương được niêm yết để thực hiện so với mười năm kế tiếp. Các lãnh đạo đồng ý gọi bộ khung hợp tác kinh tế mới thành lập này là “Chiến Lược Hợp Tác Kinh Tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong”, gọi tắt là “ACMECS”.

Với sự tham gia của Việt Nam vào ngày 10 tháng 05 năm 2004, số thành viên của ACMECS đã tăng lên 5 thành viên. Tôn chỉ của ACMECS là đạt được sự phát triển bền vững thông qua các nỗ lực tự lực tự cường và quan hệ đối tác, chẳng hạn như hoạt động xóa đói giảm nghèo, hướng đến các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc.

ACMECS có vai trò là chất xúc tác cho công cuộc xây dựng các chương trình hợp tác khu vực và các bộ khung hợp tác tương hỗ song phương, hướng đến mục đích biến các khu vực biên giới của năm quốc gia thành viên thành khu vực phát triển kinh tế, thịnh vượng, tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích địa phương, quốc gia, khu vực với lợi ích chung, sự thịnh vượng chung, tình hữu nghị đoàn kết càng thắt chặt, sự hòa bình, ổn định và tình láng giềng.