Bagan, thành phố cổ tọa lạc ở khu Mandalay, là một trong những địa danh được du khách ghé thăm nhiều nhất ở Miến Điện. Bagan là cố đô của Miến Điện trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13. Nó là thủ đô xưa của Vương Quốc Pagan, vương quốc đã hiệp nhất các khu vực để tạo nên Miến Điện thống nhất như hiện nay. Khu Vực Khảo Cổ Bagan là điểm du lịch hấp dẫn chính của đất nước, cũng là một trong những địa điểm khảo cổ phong phú nhất ở Đông Nam Á. Nằm ở bờ đông của Sông Ayeyarwady, những ngôi chùa ở Bagan sẽ khiến du khách choáng ngợp. Khắp Bagan có khoảng 2000 công trình cổ và chùa chiền. Các di tích nằm trên dải đất liền giữa bờ sông và dải Turintaung. Mặc dù Bagan nổi tiếng nhất về các di tích lịch sử, du khách đến đây sẽ được khám phá nhiều hay khác nữa. Du khách có thể ghé thăm các ngôi làng địa phương gần đó để xem người dân dệt sợi bông vải. Bagan nổi tiếng về các làng nghề thủ công cổ xưa, đặc biệt là nghề sơn mài. Nó nổi tiếng về các bức bích họa vẽ trên tường, nghề sản xuất đường thốt nốt, và lọc dầu.
Người gốc Miến Điện sống ở Bagan. Mọi người nói tiếng Miến Điện, tiếng Anh, theo đạo Phật, Cơ Đốc Giáo và đạo Hồi, đạo Hin-đu.
Khí hậu tại Bagan là khí hậu dễ chịu, ở đây không có mùa mưa như các khu vực khô ẩm. Bagan giáp với Khu Sagaing, Khu Magway, Khu Shan, trải dài trên diện tích 37.024 km vuông (14.295 dặm vuông).
Theo lịch sử, Bagan chính là thủ đô đầu tiên của Miến Điện. Hiện tại, Bagan có hơn 2000 chùa chiền và đền đài cổ. Có khoảng 6,1 triệu người dân sống ở đây (2014).
Chùa Ananda, một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Bagan, tọa lạc về phía đông nam của Cổng Tharaba. Nó cũng là một trong những ngôi chùa tốt nhất và được sùng kính nhất ở đây. Chùa được Vua Kyansttha xây dựng năm 1091 SCN. Có bốn bức tượng Phật đứng khổng lồ, mỗi bức cao 10 mét đặt bên trong chùa, và 80 thánh tích mô tả lại cuộc đời Đức Phật từ khi sanh ra cho tới khi giác ngộ.
Chùa Shwezigon linh thiêng là một kiến trúc hình trụ đặc nằm trên ba tầng tháp hình vuông, một dạng phù đồ đặc trưng của Miến Điện. Chùa được Vua Anawrahta xây dựng và được Vua Kyansittha hoàn công năm 1087 SCN. Người ta tin rằng chùa này lưu giữ xá lợi răng và phần trước bộ xương Đức Phật, vì thế các Phật tử xem chùa này là chốn vô cùng linh thiêng ở Miến Điện.
Chùa Shwezigon linh thiêng là một kiến trúc hình trụ đặc nằm trên ba tầng tháp hình vuông, một dạng phù đồ đặc trưng của Miến Điện. Chùa được Vua Anawrahta xây dựng và được Vua Kyansittha hoàn công năm 1087 SCN. Người ta tin rằng chùa này lưu giữ xá lợi răng và phần trước bộ xương Đức Phật, vì thế các Phật tử xem chùa này là chốn vô cùng linh thiêng ở Miến Điện.
Chùa Sulamani nằm cách Bagan chừng một dặm về phía đông nam, xa hơn chùa Dhamayangyi. Điểm nhấn của ngôi chùa này là một tảng đá có khắc chữ được dựng trong cổng vòm phía bắc, nhắc lại sự kiện nó đã được Vua Narapatisithu xây dựng năm 1183 SCN.
Chùa này tọa lạc ở góc phía đông nam của tường thành Bagan, được Vua Alaung Sithu xây dựng năm 1144 SCN, cháu trai của Vua Kyansittha. Đây là ngôi chùa cao nhất ở Bagan với chiều cao 61 mét so với mặt đất.
Bảo Tàng Khảo Cổ được khánh thành năm 1904 gần Chùa Gawdawpalin ở Bagan Cũ, sau đó được tái thiết và mở cửa trở lại vào năm 1997. Tầng trệt là không gian trưng bày triển lãm, nơi du khách được xem các hiện vật nghệ thuật của thời kỳ Bagan, chẳng hạn như các sản phẩm bằng đất nung, các công trình bằng vữa, các bức tượng điêu khắc bằng đá, hiện vật bằng kim loại và đồ sơn mài. Các tượng Phật, tượng tạc với đủ tư thế, hình thù, phong thái được trưng bày ở tầng hai.
Chùa Lawkananda là ngôi chùa vàng rất đẹp nằm ở trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ nằm trên bờ Sông Ayeyarwady. Chùa được xây dựng bởi Vua Anawrahta năm 1059 SCN. Du khách chớ bỏ lỡ cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp từ ngôi chùa này. Du khách có thể ngắm một hiện vật thu nhỏ của xá lợi răng Phật Thích Ca, được chính đức vua của Sri Lanka mang đến.
Chùa này nằm về phía đông bắc của Bagan cũ, trên đường Bagan-Nyuang Oo. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất ở Bagan, được xây dựng bởi Vua Nataung Mya hồi thế kỷ thứ 13. Một công trình tráng lệ kỳ vĩ cao gần 46 mét. Du khách có thể quan sát công trình trát vữa rất tinh tế trên các bức tường bao ngoài chùa.
Nơi đây được Hoàng Tử Prince Rajakumar, con Vua Kyansittha xây dựng năm 1113 SCN, tọa lạc ở phía bắc làng Myinkaba. Nơi đây nổi tiếng vì có những bức tranh vẽ trên tường, mang dáng dấp kiến trúc pha trộn giữa hai trường phái Ấn Độ và Mon. Tổng cộng có 550 bức bích họa ký thuật đường sống thường ngày của Đức Phật, một trong những điểm đặc sắc chính của chùa này.
Chùa Manuha Temple tọa lạc ở làng Myainkaba và được Manuha xây dựng năm 1059 SCN. Manuha là vị Vua Mon bị bắt đi lưu đày. Tảng đá khắc chữ số 9 ở Mandalay ghi rằng Vua Manuha, người sở hữu 32 con voi trắng, đã xây dựng chùa này và đặt vào đó ba tượng Phật ngồi khổng lồ cao 14 mét và một tượng Phật nằm dài 17.6 mét. Việc xây dựng được hoàn thành trong 6 tháng 6 ngày.
Núi Popa nằm cách Bagan chừng 50 cây số về phía đông nam. Du khách có thể đi xe chừng một giờ hai mươi phút để tới đây. Đây là một ngọn núi lửa đã tắt được rừng phủ kín. Đây là một điểm hành hương nổi tiếng với các chùa Nat (thần linh) và di tích. Trèo lên đỉnh núi đá cheo leo, ngắm nhìn toàn cảnh – đó sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Các du khách nếu thích phiêu lưu có thể leo lên đỉnh Popa.
Sale là một thị trấn nhỏ nằm cách Bagan 55 dặm. Nơi đây nổi tiếng vì có nhiều công trình có từ thời thuộc địa và một số thiền viện Yoke được xây dựng trong thời Vương Triều Kone Baung và Man Paya, đặc biệt có một tượng Phật cổ làm bằng tre. Đây cũng là trung tâm sản xuất đồ sơn mài quan trọng của Miến Điện.
Đi xe từ Bagan 30 phút về hướng đông nam, du khách sẽ đến với Làng Zee O, một ngôi làng nổi tiếng vì có một cây me ngàn năm tuổi khổng lồ cùng nhiều các tàn tích của một làng nghề rèn có từ thời tiền sử, bên cạnh rất nhiều hóa thạch gỗ. Dân địa phương tin rằng Làng Zee O được bảo vệ bởi hai thần bảo hộ là anh trai và em gái của nhau (Nat). Một buổi sáng thư thả, du khách có thể đi dạo ở nơi đây để quan sát quá trình sản xuất đường thốt nốt và chế biến dầu ăn truyền thống.
Làng Tha York nằm cách Bagan chừng 16 dặm nhưng vì có nhiều dòng suối cát giữa đường đi, từ Bagan tới đây phải mất đến gần 2 giờ đồng hồ. Ngôi làng này nổi tiếng về các món đồ làm bằng đất nung và nghề sản xuất đậu tương.
Miền Trung Miến Điện nổi tiếng về bông vải và nghề chế biến các sản phẩm làm từ bông vải. Pwa Saw và Làng Minnanthu nổi tiếng về nghề sản xuất chỉ bông và dệt vải. Các sợi chỉ bông được chế biến bằng máy từ bông vải thô, sau đó quần áo được dệt ra bằng cách đan các sợi chỉ bông lại với nhau bằng khung cửi gỗ truyền thống. Du khách có thể đến thăm các ngôi làng này, quan sát các nghệ nhân làm việc, mua một số sản phẩm quần áo vải bông của người Miến Điện.
Cây đậu phộng và cây hạt mè là hai loại cây trồng chủ đạo ở miền trung Miến Điện. Người ta thu hoạch đậu phộng và hạt mè để sản xuất dầu phộng và dầu mè. Hạt đậu phộng và hạt mè được đổ vào máy ép dầu, đó là một cái giầm được xoay vòng quanh bằng sức kéo của bò. Dầu chảy ra từ một lỗ nhỏ ở đáy của máy ép làm bằng gỗ. Quy trình chế biến khá thú vị, du khách nên đến tham quan để tìm hiểu thêm.
Miền Trung Miến Điện nổi tiếng là nơi trồng nhiều cây thốt nốt. Người ta dùng một thang tre dài leo lên cây thốt nốt, lấy phần nước sệt ngọt chảy ra từ cây. Nước thốt nốt sau đó được nấu trong hai giờ đồng hồ cho tới khi keo lại thành một dung dịch sền sệt. Thành phẩm cuối cùng là một loại đường tốt cho sức khỏe. Du khách có thể quan sát quá trình này khi đến thăm các ngôi làng ở địa phương, và được nếm thử thành phẩm đường thốt nốt thơm ngon.
Ngọn tháp này là nơi rất tốt để ngắm nhìn toàn cảnh các ngôi chùa ở Bagan. Chiều cao của ngọn tháp cho du khách một vị trí lý tưởng để từ đó ngắm tất cả các ngôi chùa theo mọi hướng nhìn. Du khách có thể ngắm hoàng hôn hoặc bình minh từ tháp này, một cảnh tượng sẽ khiến họ nhớ mãi cả đời.
Thêm một ngôi chùa nữa rất nên tham quan đó là Chùa Shwe San Daw. Vua Anawrahta xây chùa này sau khi chinh phục Thaton năm 1057. Ngôi chùa có kiến trúc hình tròn rất đẹp này được xây dựng ở trung tâm của vương quốc cường thịnh mới nổi lúc bấy giờ. Ngôi chùa này còn được gọi là chùa Ganesh hoặc Mahapeine – đây là tên gọi của vị thần Hin-đu đầu voi có tượng tạc vẫn đang đứng ở góc của năm tầng tháp chùa.
Cổng Tharabar, còn gọi là Cổng Saraba, là cổng thành quan trọng còn sót lại trong số 12 cổng thành của Bagan. Nó nằm ở phía đông của thành cổ. Nó có hai ngôi miếu tường gạch đỏ nằm đối diện nhau. Hai ngôi miếu này thờ các linh thần bảo hộ, có tên gọi là Min Mahagiri (Thần Núi Lớn) và Hnamadawgyi (Thần mặt vàng), hai nhân vật tương truyền đã bị vua truyền lệnh xử tử ngày xưa.
Đây là một trong các lễ chùa nổi tiếng nhất ở Bagan. Người ta tin rằng lễ chùa này đã được giữ liên tục tới nay kể từ thời Bagan. Dân làng dự lễ và dựng trại ở đó trong thời gian diễn ra kỳ lễ. Du khách cũng có thể tham gia để trải nghiệm lối sống truyền thống của dân địa phương Bagan trong kỳ lễ này.
Lễ chùa này được tổ chức vào ngày rằm ở Nyanung U gần Bagan. Được tổ chức trong vòng 15 ngày, trong lễ hội này người ta sẽ cúng một bình bát đầy thức ăn lên cho hơn một ngàn vị sư sãi và chú tiểu. Có một kỳ hội chợ làng quê lớn, dâng làng sống ở khu này sẽ bán mền bông dệt tay và các bình gốm tráng men, cũng như các món đồ sơn mài ở đó.
Lễ hội này được tổ chức trên quy mô cả nước vào một ngày rằm sau mùa mưa. Vì các nhà sư sẽ cần nhiều bộ cà sa sau mùa mưa, vào ngày rằm này, các bộ y lễ và cà sa mới sẽ được đem tặng cho các nhà sư, bên cạnh nhiều lễ vật khác như giày dép, dù, y bát, đồ ăn, khăn tắm, xà phòng, và các nhu yếu phẩm khác.