Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar
BIMCTEC_MOHT_Main-Banner_(Desktop)1400x500

Sáng Kiến Hợp Tác Kỹ Thuật và Kinh Tế Đa Ngành Vịnh Bengal

  1. Bối cảnh

    Giới thiệu bối cảnh

    Sáng Kiến Vịnh Bengal vì Sự Hợp Tác Kinh Tế và Kỹ Thuật Đa Ngành (BIMSTEC) là một tổ chức khu vực bao gồm bảy nước thành viên nằm ở khu vực hoặc lân cận khu vực Vịnh Bengal, tạo nên một khổi đoàn kết khu vực. Tổ chức khu vực này thành hình vào ngày 6 tháng Sáu năm 1997 qua Tuyên Bố Băng Cốc. Bao gồm bảy nước thành viên: năm nước từ Nam Á, bao gồm Băng-la-đét, Bu-tan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, và hai nước Đông Nam Á, bao gồm Miến Điện và Thái Lan.

    Ban đầu, khối hợp tác kinh tế này được thành lập với bốn quốc gia, gọi tắt là “BIST-EC” (Băng-la-đét, Bu-tan, Ấn Độ, Sri Lanka và Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Thái Lan). Ngày 22 tháng Mười Hai năm 1997 bao gồm Miến Điện qua một Hội Đồng Bộ Trưởng ở Băng-Cốc. Hiệp Hội này sau đó được đổi tên thành “BIMST-EC” (Hợp Tác Kinh Tế Băng-la-đét, Ấn Độ, Miến Điện, Sri Lanka và Thái Lan) Với sự kiện kết nạp hai thành viên mới là Nê-pan và Bu-tan tại Hội Đồng Bộ Trưởng lần 6 (Tháng Hai năm 2004, Thái Lan), tên của nhóm được đổi thành “Sáng Kiến Hợp Tác Kinh Tế Kỹ Thuật Đa Ngành Vịnh Bengal” (BIMSTEC).

    Mục tiêu

    Mục tiêu của tổ chức là xây dựng một liên minh để thúc đẩy sự phát triển chung thông qua hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực lợi ích chung bằng cách xúc tiến quá trình toàn cầu hóa, tận dụng nguồn lực khu vực và lợi thế địa lý. Không giống với các tổ chức khác, BIMSTEC là một tổ chức hợp tác theo ngành. Ban đầu vào năm 1997 có sáu ngành được đưa vào khuôn khổ hợp tác – bao gồm thương mại, công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch, đánh bắt thủy hải sản Mở rộng ra chín lĩnh vực – bao gồm nông nghiệp, y tế cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, du lịch hỗ tương, môi trường, văn hóa, tương tác con người và thay đổi khí hậu – năm 2008.