Hồ Inle là hồ nước ngọt lớn thứ nhì ở Miến Điện, nằm ở chân đồi Shan ở độ cao 900 mét so với mực nước biển. Hồ này dài 22 km và rộng 8 km. Các rặng núi vây lấy khu vực này, soi bóng xuống mặt hồ, tạo ra một khung cảnh tuyệt vời. Dân làng sinh sống đông đúc ở bờ hồ và các hòn đảo nhỏ. Đó là tộc người Intha nổi tiếng với phương pháp chèo xuồng một chân có một không hai. Du khách có thể ngoạn cảnh hồ bằng cách lên thuyền máy, hoặc lên ca-nô của họ để trải nghiệm phương pháp chèo xuồng một chân của dân địa phương. Khu vực hồ đủ rộng để chứa cả một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, cộng thêm vài ngôi chùa, chợ búa, và vườn tược. Du khách sẽ được thăm các thắng cảnh và làng mạc sống ven bờ hồ ấn tượng.
Dân làng Inle đa phần là người dân tộc Intha, ngoài ra còn có một số nhóm dân tộc nhỏ là người Shan, Taungyo, Pa-O, Danu, Kayah, Danaw và Banar. Người dân ở Inle theo đạo Phật và phần lớn nói tiếng Miến Điện.
Hồ Inle có điều kiện khí hậu gió mùa đặc trưng. Diện tích hồ là 116 km2
Hồ Inle là hồ nước ngọt lớn thứ nhì ở Miến Điện, là nơi có một số loài ốc và cá thuộc vào nhóm hiếm nhất thế giới. Năm 2018, hồ này được đưa vào danh sách các di tích thiên nhiên cần được bảo vệ theo Công Ước Ramsar – công ước bảo vệ các di sản thiên nhiên sông nước.
Sakar là một ngôi làng ẩn dật nhỏ bé cách tách biệt khỏi các ngôi làng khác ở Inle, với dân số ít ỏi chỉ chừng 1.300 người. Ngôi làng này được chọn là cơ sở tổ chức dự án du lịch cộng đồng của chính phủ với nhiều hoạt động tương tác, học hỏi đầy ý nghĩa giữa du khách và dân bản địa. Ở Sakar du khách sẽ thấy tàn tích của một cố đô hoàng gia ở khu vực phía nam của Hồ Inle.
Ngôi chùa này được xây dựng trên các cột sàn, được biết đến là một trong những di tích tín ngưỡng lâu đời nhất ở khu Hồ Inle. Có bốn tượng Phật được thờ trong miếu điện. Chùa này là một trong hàng ngàn ngôi chùa được Vua Thiri Dhamma Thawka xây dựng. Nó được tái thiết bởi Vua Alaungsithu. Vua đã đem vào chùa nhiều nữ trang, ngọc quý, ngà voi, vàng bạc. Hiện những thứ này vẫn còn nguyên cho tới ngày nay.
Du khách sẽ thấy một phù đồ tô vôi trắng ở làng Indein, nơi có một bức tượng Phật được đặt vào trong. Có một quần thể các phù đồ cổ quanh đồi, bên dưới phù đồ trắng. Đây đúng là một địa điểm du lịch tâm linh nhất định phải ghé qua. Để vào làng du khách sẽ phải đi thuyền vượt quãng đường 5 cây số từ Ywama.
Đến chùa này du khách sẽ thấy có năm bức tượng Phật nhỏ. Các tượng Phật này bị phủ dưới lớp vàng lá dày đến nỗi không nhận ra trạng thái nguyên thủy của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều bức tượng cũ được trang trí dọc theo các bức tường thiền viện, cho ta cái nhìn rõ hơn về dung mạo của các vị Phật. Thiền viện này mở cửa đón khách thập phương và dân địa phương đến cúng bái, nhưng chỉ có đàn ông được phép đặt vàng lá lên các bức tượng.
Vườn nổi ở Hồ Inle là một cảnh quan đẹp đẽ. Ngoài bộ mô câu cá, người Intha còn rất giỏi về làm nông. Họ trồng rau trên các đảo nổi và cù lao ở trên hồ. Cái hay ở đây là dân địa phương không chỉ bán rau, họ còn bán luôn cả một khu vườn trên đảo – một dạng bất động sản của họ. Du khách sẽ trầm trồ thích thú khi thấy cách dân địa phương canh tác trồng trọt trên hồ.
Chợ nổi ở đây không giống các khu chợ nổi thường thấy ở trên sông vì chợ này tổ chức ngay trên hồ. Người bán sẽ chèo thuyền trên hồ để bán buôn, đổi chác rau củ quả và gạo mà họ đã trồng trọt và thu hoạch được. Một số ngư dân còn bán những con cá tươi rói mà họ vừa câu được trên hồ. Du khách còn có cơ hội đi lòng vòng xem và mua đồ lưu niệm thủ công mỹ nghệ từ dân địa phương.
Khu bảo tồn thiên nhiên ở đây được thành lập năm 1995. Đây là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều loài động thực vật. Tới đây du khách sẽ có vô vàn cơ hội được khám phá thế giới động thực vật đa dạng chỉ có ở Inle. Vì là điểm bảo tồn các loài quý hiếm, hồ Inle là địa điểm đầu tiên của Miến Điện được UNESCO liệt vào danh sách Mạng Lưới Các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới.
Bảo tàng này lúc đầu được gọi là biệt thự “Haw” vì nó là nơi ở của Nyaung Shwe Sawbwa, một trong những lãnh tụ của Bang Shan. Đến đây du khách sẽ tìm thấy nhiều công trình điêu khắc và kiến trúc cổ kính, tráng lệ. Giờ nơi đây đã là một bảo tàng, du khách có thể thấy nhiều đồ dùng cổ xưa của tất cả các Saw-Bwa như ngai, trường kỷ, đi-văng, quần áo và hình ảnh.
Chùa Phaungdawoo được xây dựng khi khu vực này được xem là linh thiêng. Trước đó có sự kiện Vua Alaungsithu bị chặn lại bởi Hồ Inle. Dựa trên âm lịch, người ta sẽ tổ chức các buổi rước lễ trên hồ và đua thuyền. Ngôi chùa to lớn là nơi có năm tượng Phật lớn, nhưng sau một trận bão lớn, giờ chỉ còn bốn vì có một cái đã rơi xuống hồ.
Trong ba ngày lễ hội ánh sáng, dân địa phương sẽ bật sáng các ngọn đèn, thắp nến – một hành động biểu trưng cho các bậc thang xây nên để Phật Tổ giáng trần sau khi đã thuyết pháp cho mẹ ngài ở thượng giới. Lễ hội ý nghĩa này thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Miến Điện để chứng kiến đèn hoa ánh sáng đẹp đẽ.
Thingyan là lễ hội té nước. Dân địa phường mừng năm mới bằng kỳ lễ này. Lễ được tổ chức hàng năm vào tháng Tư. Dân địa phương sẽ té nước vào nhau để tẩy trần khỏi mọi điều xui xẻo trong năm cũ. Họ mừng năm mới bằng cách sum vầy với gia đình bạn bè để chúc nhau những lời lành.