Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar   Myanmar
Kayah_MOHT_Main-Banner_(Desktop)1400x500

KAYAH

Dù là tiểu bang nhỏ nhất của Myanmar, Kayah có độ đa dạng tuyệt vời và hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm không kém bất kỳ bang nào. Trước đây khu vực này đóng cửa, không đón du khách trong gần 50 năm, nhưng chính quyền bang đã quyết định mở cửa lại, vì thế du khách mới có cơ hội được khám phá một hòn ngọc tiềm ẩn có vẻ đẹp đích thực của Myanmar. Kayah là nơi có nhiều nhóm dân tộc thiểu số chung sống, đây là cơ hội rất tốt để du khách được khám phá văn hóa và di sản của vùng đất này. Các nhóm bộ tộc nổi bật ở đây là Kayah và Kayan. Người Kayah nổi tiếng với những bộ trang phụ dân tộc sặc sỡ màu đỏ; người Kayan lại rất dễ nhận diện vì họ thường đeo những cái kiềng bằng đồng trên cổ. Thị trấn này là địa phương rất mến khách, sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đầu tiên khó quên khi họ được tiếp xúc với các bộ tộc theo Sáng Kiến Du Lịch Cộng Đồng. Dân địa phương sẽ rất thích thú khi được chia sẻ vốn kiến thức và kỹ năng của họ với du khách.

.

NGUỒN GỐC

Kayah có nhiều tộc dân cùng sinh sống là người Kayah, Kayan, Bre, Lahta và Yinbaw. Người dân ở bang này theo đạo Phật, Cơ Đốc Giáo và thuyết vạn vật hữu linh. Người Kayah nói tiếng Kayah Li, tiếng Miến Điện và một chút tiếng Anh.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ

Nằm về phía đông Myanmar, Kayah nổi bật với cảnh quan đồi núi tuyệt đẹp. Giáp ranh với bang này là Bang Shan, Bang Kayin và Thái Lan. Diện tích bang này là 11.731,5 km vuông (4.529,6 dặm vuông). Vùng trung du ở đây thường ẩm ướt và hơi nóng; các khu vực thấp hơn lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

MỘT SỐ THÔNG TIN LÝ THÚ

Người Kayah tin vào thuyết vạn vật hữu linh, họ tin vào các thần linh. Ở Kayah có một đập thủy điện gọi là Đập Lawpita. Phụ nữ Kayah (Karen Đỏ) vẫn còn đeo các kiềng đồng thau quanh cổ.

Hãy cùng khám phá vẻ đẹp truyền thống và phong tục của tiểu bang nhỏ bé này.

ĐỒ THỦ CÔNG TINH XẢO

Đồ thủ công mỹ nghệ có vai trò rất quan trọng đối với đời sống gia đình, nghệ thuật, và tín ngưỡng của người Kayah. Dân địa phương thường dùng tre nứa và gỗ chế tác thành các nhạc cụ đa năng rất hay; hầu như bộ môn thủ công mỹ nghệ nào họ cũng rất khéo tay. Nổi tiếng nhất là ngón nghề làm “kaloe” tức là đàn guitar làm bằng tre trúc. Du khách thường mua rổ rá và ví tiền mà dân làng đan bằng tre nứa để làm vật kỷ niệm. Dân địa phương nổi tiếng về tay nghề dệt rất thành thục. Dân làng dệt vải trên khung cửi và nhuộm vải bằng màu tự nhiên, tạo ra những tấm khăn choàng rất đẹp làm quà lưu niệm. Dân làng ở đây xem trống đồng tượng cóc là báu vật linh thiêng mang lại điềm lành cho họ. Loại nhạc cụ hình cây nấm này làm bằng đồng vì thường chỉ được chơi trong các dịp lễ đặc biệt. Người ta còn chế tác tre nứa và gỗ thành các dụng cụ nhà bếp, muỗng nĩa, đồ dùng gia đình; dân làng thì dùng đồng thau và đá tổng hợp chế tác đồ trang sức. Với tay nghề chế tác các vật dụng thủ công mỹ nghệ quá giỏi, dân làng ở đây có kế sinh nhai rất tốt.

ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TỘC

Bản sắc dân tộc đa dạng ở Bang Kayah thực ra đến từ văn hóa gốc là văn hóa Karen; các tộc dân đông người nhất ở đây là Kayah, Kayan, Bre, Lahta và Yinbaw. Truyền thống và phong tục bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó đa số người dân tộc ở đây vẫn mặc các bộ trang phục truyền thống, đặc biệt là người Kayah và người Kayan. Cả hai tộc dân này đều rất dễ nhận diện vì người Kayah luôn mặc đồ đỏ, còn người Kayan vẫn còn đeo các vòng kiềng bằng đồng thau trên cổ. Tộc Kayan được xem là cộng đồng dân tộc thiểu số dễ nhận diện nhất ở Đông Nam Á vì họ thường đeo các vòng kiềng trên cổ. Người Kayah đã từng theo sùng đạo duy linh; họ thường tham gia nghi lễ “Kayhtoboe.” Trong nghi lễ này, các thành viên của tộc sẽ thờ bái các thần linh bằng cách đem các con thú và đồ ăn cúng lên thần linh để được bảo vệ. Tuy nhiên, qua thời gian đạo duy linh của tộc này đã không còn nữa và hiện cũng không còn mấy ai giữ theo.

TRUYỀN THỐNG VÀ PHONG TỤC VẪN CÒN LƯU GIỮ

Du khách đến đây sẽ trải nghiệm được lòng hiếu khách nồng ấm của dân địa phương, được chứng kiến lòng đam mê của họ với âm nhạc, nghệ thuật thủ công, các nghi lễ của bang. Một số người dân địa phương ở đây theo đạo duy linh (niềm tin cho rằng mọi sự vật đều có linh hồn), du khách đến đây nên viếng các ngôi đền thờ đạo duy linh và cả cột tô-tem linh thiêng của họ. Họ sẽ tận mắt thấy các già làng đi săn, thử dùng máy bắn đá, và trải nghiệm các món đặc sản của bang. Du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động xoay quanh truyền thống của địa phương, được trải nghiệm các kỹ năng đi rừng đã trở thành huyền thoại của họ. Dân địa phương sẽ dẫn du khách đi trên những cung đường khám phá rừng rú, dã ngoại ngoài rừng, tham gia tiệc nướng bên hồ, trải nghiệm nhịp sống như thổ địa làng. Các hoạt động này giúp cho dân địa phương duy trì được các phong tục bản địa, qua đó du khách mới được trải nghiệm đúng nghĩa cuộc sống hiện thực của dân bản địa.

ĐỒ THỦ CÔNG TINH XẢO

Đồ thủ công mỹ nghệ có vai trò rất quan trọng đối với đời sống gia đình, nghệ thuật, và tín ngưỡng của người Kayah. Dân địa phương thường dùng tre nứa và gỗ chế tác thành các nhạc cụ đa năng rất hay; hầu như bộ môn thủ công mỹ nghệ nào họ cũng rất khéo tay. Nổi tiếng nhất là ngón nghề làm “kaloe” tức là đàn guitar làm bằng tre trúc. Du khách thường mua rổ rá và ví tiền mà dân làng đan bằng tre nứa để làm vật kỷ niệm. Dân địa phương nổi tiếng về tay nghề dệt rất thành thục. Dân làng dệt vải trên khung cửi và nhuộm vải bằng màu tự nhiên, tạo ra những tấm khăn choàng rất đẹp làm quà lưu niệm. Dân làng ở đây xem trống đồng tượng cóc là báu vật linh thiêng mang lại điềm lành cho họ. Loại nhạc cụ hình cây nấm này làm bằng đồng vì thường chỉ được chơi trong các dịp lễ đặc biệt. Người ta còn chế tác tre nứa và gỗ thành các dụng cụ nhà bếp, muỗng nĩa, đồ dùng gia đình; dân làng thì dùng đồng thau và đá tổng hợp chế tác đồ trang sức. Với tay nghề chế tác các vật dụng thủ công mỹ nghệ quá giỏi, dân làng ở đây có kế sinh nhai rất tốt.

ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TỘC

Bản sắc dân tộc đa dạng ở Bang Kayah thực ra đến từ văn hóa gốc là văn hóa Karen; các tộc dân đông người nhất ở đây là Kayah, Kayan, Bre, Lahta và Yinbaw. Truyền thống và phong tục bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó đa số người dân tộc ở đây vẫn mặc các bộ trang phục truyền thống, đặc biệt là người Kayah và người Kayan. Cả hai tộc dân này đều rất dễ nhận diện vì người Kayah luôn mặc đồ đỏ, còn người Kayan vẫn còn đeo các vòng kiềng bằng đồng thau trên cổ. Tộc Kayan được xem là cộng đồng dân tộc thiểu số dễ nhận diện nhất ở Đông Nam Á vì họ thường đeo các vòng kiềng trên cổ. Người Kayah đã từng theo sùng đạo duy linh; họ thường tham gia nghi lễ “Kayhtoboe.” Trong nghi lễ này, các thành viên của tộc sẽ thờ bái các thần linh bằng cách đem các con thú và đồ ăn cúng lên thần linh để được bảo vệ. Tuy nhiên, qua thời gian đạo duy linh của tộc này đã không còn nữa và hiện cũng không còn mấy ai giữ theo.

TRUYỀN THỐNG VÀ PHONG TỤC VẪN CÒN LƯU GIỮ

Du khách đến đây sẽ trải nghiệm được lòng hiếu khách nồng ấm của dân địa phương, được chứng kiến lòng đam mê của họ với âm nhạc, nghệ thuật thủ công, các nghi lễ của bang. Một số người dân địa phương ở đây theo đạo duy linh (niềm tin cho rằng mọi sự vật đều có linh hồn), du khách đến đây nên viếng các ngôi đền thờ đạo duy linh và cả cột tô-tem linh thiêng của họ. Họ sẽ tận mắt thấy các già làng đi săn, thử dùng máy bắn đá, và trải nghiệm các món đặc sản của bang. Du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động xoay quanh truyền thống của địa phương, được trải nghiệm các kỹ năng đi rừng đã trở thành huyền thoại của họ. Dân địa phương sẽ dẫn du khách đi trên những cung đường khám phá rừng rú, dã ngoại ngoài rừng, tham gia tiệc nướng bên hồ, trải nghiệm nhịp sống như thổ địa làng. Các hoạt động này giúp cho dân địa phương duy trì được các phong tục bản địa, qua đó du khách mới được trải nghiệm đúng nghĩa cuộc sống hiện thực của dân bản địa.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG

Người Shan đặt tên thủ phủ của Kayah là Loikaw (“loi” là núi; “kaw” là phân tách) ý nói tới điểm chính giữa núi Shwe Taung và núi Thiri Mingalar Taung. Loikaw nổi tiếng vì có chùa Taung Kwe, một địa điểm tham quan có cảnh quan đẹp tuyệt vời. Du khách có thể đến Loikaw để thăm các bảo tàng, nhà thờ, hoặc vào các khu chợ tấp nập chọn mua đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Điểm du lịch trứ danh ở Loikaw nằm trên đỉnh Đồi Thirri Mingala, nơi đây có cả một cụm chùa chiền. Nằm trên đỉnh đồi ở độ cao 387 feet, ngôi chùa mang đến cho du khách một góc nhìn rộng khắp, từ đây có thể thấy toàn cảnh núi đồi và thành thị đằng xa. Núi này còn có tên gọi khác là “Núi Tan Vỡ,” vì du khách sẽ tìm thấy nhiều ngôi chùa nằm trên các tầng địa chất đứt gẫy của khu núi đồi.

Người Kayan và các phụ nữ cổ dài sống ở Pan Pet. Phụ nữ trong làng bắt đầu đeo vòng kiềng đồng thau quanh cổ từ khi họ còn nhỏ, do đó về sau cổ họ dài ra. Một số phụ nữ thậm chí còn mang vòng kiềng chân, khi họ lớn lên thậm chí kiềng cũng nở rộng ra. Các vòng kiềng đeo chân sau đó sẽ được tháo ra và chế tác thành vòng đeo tay và được bán trong dự án du lịch cộng đồng.

Đến làng này, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến dân địa phương đan dệt trang phục dân tộc truyền thống và chế tác nhạc cụ. Hta Nee La Leh vẫn còn các cột tô-tem Kayah truyền thống và gian nhà sàn chung, nơi các già làng sẽ dùng các vật dụng này để nói tiên tri và coi bói cho dân làng. Phụ nữ trong làng đeo đồ nữ trang làm bằng bạc và nhôm, đeo các vòng kiềng sơn mài bên dưới đầu gối của họ.

Dọc đường đi tới hồ này, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của vùng quê Loikaw. Quần thể hồ này bao gồm 7 hồ nhỏ với các dòng chảy nhỏ gắn kết chúng lại với nhau. Nằm gần khu đồi, cảnh đẹp soi bóng dưới mặt hồ cho du khách một cảm giác nhẹ nhàng khoan khoái khi đến nơi đây. Du khách có thể đi xe hơi hoặc đi xe buýt đến tham quan hồ.

Hang Kyat, còn gọi là Hang Linh Hồn, mang đến cho du khách một trải nghiệm về thế giới thần linh, nếu như họ thích khám phá các hang động huyền bí. Hang này yên tĩnh và hầu như còn nguyên vẻ hoang sơ. Trong hang động đá vôi này vẫn còn một số thùng gỗ mục. Người ta cho rằng đó là những cỗ quan tài được các tộc dân đưa vào hang cách đây đã rất lâu. Dân địa phương còn thu gom phân dơi trong hang để làm phân bón.

Chợ De Maw Soe Market nằm ở phía nam Loikaw. Chợ này nổi tiếng vì có bán đặc sản rượu nếp truyền thống. Người bán hàng ở chợ này rất thân thiện và tử tế. Họ thường mời du khách nếm thử món rượu được dân làng mê mẩn, cả các đặc sản địa phương mà du khách khó lòng tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác ngoài tiểu bang hay ngoài Myanmar, chẳng hạn như xúc xích Kayah, thịt viên Kayah đặc trưng được làm từ một loại ớt Kayau độc đáo.

Nếu du khách thích khám phá nghề dệt thổ cẩm truyền thống và nghề nhuộm bằng chất liệu tự nhiên của Myanmar, họ có thể dạo một vòng quanh trung tâm thổ cẩm và các khu vườn hữu cơ ở đây. Một chuyên gia của trung tâm sẽ giải thích cho du khách hiểu về các chi tiết thú vị của nghệ thuật thổ cẩm dân tộc cũng như cách sử dụng các màu sắc chế biến từ tự nhiên hoàn toàn. Du khách có thể tập tành nhuộm vải, quan sát người bản địa dệt longyi Kayah, và xem qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Hang này có 10 tượng Phật ngồi, nó nằm gần Thác Htee Se Kha. Bên trong hang động, thạch nhũ và măng đá làm nên vẻ đẹp lung linh của hang, thấp thoáng những tượng Phật huyền bí. Một điểm đến du lịch hấp dẫn cho mọi người. Du khách có thể thấy khỉ Macaque ở gần khu này. Ngoài các hang động, du khách còn có thể đến thăm ngôi làng gần đó và trải nghiệm đời sống của dân bản địa.

Có một câu chuyện rất hay về chuyện tìm ra cái hang này. Tương truyền, một người dân địa phương đã nằm mộng, sau đó dựa vào giấc mộng mà tìm ra cái hang này. Kể từ khi được phát hiện cho tới nay, người ta đã xây 15 ngôi chùa, dựng 254 bức tượng trong khu vực hang linh thiêng. Mục đích của những ngôi chùa này là cầu an, cầu sức khỏe và thịnh vượng cho dân làng.

CÁC LỄ HỘI

Lễ Hội Kayah

Lễ hội này nhắc nhở cho người dân về những ngày gian khổ của các lãnh tụ Kayah khi họ khởi nghĩa chống lại đế quốc Anh. Được tổ chức thường niên vào dịp đầu năm, kéo dài 10 ngày, dân địa phương sẽ tụ hội tại Kandarady, Loikaw để tham gia các cuộc thi múa truyền thống, biểu diễn văn nghệ, thi hoa hậu, chạy đường trường, thi đấu thể thao cùng nhiều hoạt động giải trí khác.

Lễ hội ánh sáng Thingyut

Lễ hội phổ biến thứ nhì ở Myanmar. Vào kỳ lễ này, người dân thắp đèn và đốt nến khắp nhà, trang hoàng các tòa nhà và đường phố thật sáng sủa, một biểu tượng cho các bậc thang quý giá mà họ cho rằng Đức Phật sẽ dùng nó để hạ giới từ trời. Du khách sẽ được dạo bước trên những con đường sáng trưng, được xem zat pwe, tức là những màn trình diễn âm nhạc truyền thống Myanmar.

Lễ Hội Thingyan

Lễ hội này được tổ chức vào tháng Tư, là lễ hội đình đám nhất ở Myanmar, thu hút rất nhiều du khách đến vui hội. Gia đình xum vầy và dùng bữa cùng nhau, cùng chúc nhau bao điều tốt lành. Trong kỳ lễ tết được bao người chờ mong này, dân địa phương sẽ làm nghi thức tẩy uế thân thể và tâm trí để rũ bỏ các uế linh và điềm gở của năm cũ đi bằng cách xối nước lên người nhau. Hãy cùng khám phá các lễ hội đầy sôi động – biểu trưng của nền văn hóa, truyền thống, phong tục đa dạng của Myanmar. Dân địa phương luôn nhiệt tình tham gia các lễ hội, cho nên lễ hội nào cũng vui vẻ và đáng nhớ. Hãy cùng hòa lòng mừng vui với họ, cùng xem các nghi lễ cúng tế, cùng ngắm hoa đăng, đèn đuốc, cùng tham gia vào các màn trình diễn thú vị của họ trong các lễ hội của người Myanmar.