Thủ phủ của Khu Magway là Thành Phố Magway. Cũng trong khu vực này, các nhà khảo cổ đã khai quật được hóa thạch của các loài linh trưởng có niên đại 40 triệu năm tuổi, vì thế nơi đây cũng là niềm tự hào của chính phủ Myanmar. Một trong các thành phố Pyu được UNESCO xếp hạng Di Sản Văn Hóa Thế Giới nằm ở Magway. Cư dân sống gần Sông Ayeyarwady dùng con sông này làm đường vận chuyển, giao thông chính của họ, nhưng người dân sống xa con sông vẫn dùng đường bộ làm tuyến đường giao thông chính. Magway là khu vực có rất nhiều điểm tham quan tự nhiên rất đẹp cùng các di sản truyền thống rất hay. Du khách sẽ được tìm hiểu về đất nước Myanmar và tìm hiểu tôn giáo chính của họ (đạo Phật) bằng cách viếng các địa điểm tôn giáo, nơi sở hữu những đường nét kiến trúc và công trình điêu khắc tuyệt vời.
Dân bản địa ở Magway đa phần là con cháu của người Bamar, ngoài ra còn có một số dân tộc khác như người Chin, người Rakhine, người Shan, người Karen. Dân địa phương nói tiếng Miến Điện, theo đạo Phật, Cơ Đốc Giáo, và đạo Hồi.
Magway giáp với Khu Sagaing, Khu Mandalay, Khu Bago, Bang Rakhine và Bang Chin. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới khô và ẩm, diện tích 44.820,6 km2 (17.305,3 dặm vuông).
Hệ thống giao thông được sử dụng phổ biến nhất ở Khu Magway là đường bộ. Khu này nổi tiếng là nơi trồng nhiều loại hạt và mè. Khu này là trung tâm sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất của đất nước.
Ngôi chùa này là một thắng cảnh quan trọng của Magway. Tọa lạc bên bờ sông Ayeyarwady khá dốc, ngôi chùa này là một nơi chốn linh thiêng có liên hệ gần gũi với Đức Phật. Tương truyền, Đức Phật đã đến nơi đây để chay tịnh nghỉ ngơi, cho nên ngôi chùa này đã lưu giữ lại nơi nghỉ ngơi của Đức Phật và biệt thánh nơi đó. Du khách đến đây thường rất kinh ngạc về kiến trúc đặc sắc và vẻ đẹp lạ lùng của ngôi chùa.
Tọa lạc ngay đối diện Chùa Myathalon là Núi Nagapwek – một thắng cảnh địa lý hiếm có ở Khu Magway. Nơi đây có một truyền thuyết rất thú vị đã được dân địa phương lưu truyền qua biết bao đời. Dân địa phương tin rằng có một con rồng (Nagar) đang sống trong vùng núi này. Khi nó thở ra, nó sẽ khiến cho bùn ở núi lửa sôi bọt khí. Du khách có thể đến tham quan Núi Nagapwek bằng xe hơi.
Ngôi chùa Settawya này nổi tiếng vì có lưu giữ xá lợi dấu chân Phật. Sau khi Phật Tổ ban dấu chân cho Tỳ Khưu Sicea Vanda và Naga Namanda, hai hàng dấu chân đã được hai đồ đệ này lưu giữ ở hai nơi, một bên để trên đồi, một bên để ở bờ sông. Ngôi chùa này xung quanh có rừng bao phủ, tạo ra một không gian kết hợp rất độc đáo giữa di sản tôn giáo và thiên nhiên.
Thiền viện Đàn Hương Mộc tọa lạc ở Làng Legging ở Thị Trấn Pwintbyu. Phật Tổ cùng với năm trăm tỳ khưu đã đến thiền viện này để thuyết pháp cho các đồ đệ. Trong giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo năm 1604, Vua Alaungsithu đã xây dựng chùa Kyaung Taw Yar ở thiền viện này đương khi vua đang vi hành đây đó khắp vương quốc. Ngôi chùa nhìn từ xa hay nhìn cận cảnh đều thật tráng lệ.
Kiến trúc huy hoàng của thiền viện này nằm ở 245 cột đình của nó. Thiền viện cao 30 mét, trải dài trên diện tích 1.240 mét vuông. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến viếng từ khắp nơi trên thế giới. Người ta đổ xô đến đây để ngắm nhìn các công trình thủ công tinh xảo và phức tạp cũng như những bức tượng gỗ tạc tuyệt đẹp. Được xây dựng ở Salin năm 1868, thiền viện này là một trong nhiều ngôi chùa ở Magway có kiến trúc và thiết kế đầy ấn tượng.
Nghĩa trang này có lịch sử rất thú vị liên quan đến quân đội Anh và quân đội Myanmar. Năm 1886, Tướng Atkinson đã dẫn đầu Quân Anh chinh chiến với các chiến sĩ yêu nước của Myanmar. Trận chiến kéo dài bốn ngày. Tổng cộng có 150 lính Anh tử trận, bao gồm Tướng Atkinson. Ở nghĩa trạng này hiện có 19 bia mộ thuộc về những người lính Anh đã vĩnh viễn nằm xuống.
Thành phố cổ này là một trong ba thành Pyu được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới năm 2014. Trong suốt 40 năm, Cơ Quan Khảo Cổ đã khai quật được hơn 50 gò cổ ở tại Beikthano. Kích thước thành và cung điện vẫn còn nguyên vẹn; các kết cấu được giữ nguyên trạng và bảo vệ nghiêm ngặt. Thành phố này trải dài trên diện tích 900 héc-ta, nằm cách Magway 64 cây số.
Nghĩa trang này là nơi an nghỉ cuối cùng của các liệt sĩ Myanmar, những người đã bị Quân Anh đưa tới các trại tù khổ sai. Hơn 12.000 binh sĩ Myanmar đã bị bắt Quân Đội Anh bắt làm tù bình trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ nhất. Họ bị cưỡng ép lao động khổ sai không có ngày thoát; họ phải xây cầu, làm đường ray, xây các hồ nhân tạo. Khoảng 1.600 chiến sĩ đã hy sinh vì điều kiện làm việc quá khốc liệt và bị đối xử tàn tệ.
Các kỹ sư trẻ tuổi của Myanmar đã hợp tác với các kỹ sư người nước ngoài (Pháp và Ý) để xây dựng pháo đài Min Hla. Công trình do hai kỹ sư Comoto Peree và Mole Norie giám sát, dưới sự chỉ đạo của Hoàng Thái Tử Kanaung (trong năm 1860-1861). Pháo đài kiên cố dài 62 mét, rộng 57 mét, cao 9 mét. Pháo đài nằm ở khu bờ tây của Sông Ayeyarwady và du khách có thể tới đây bằng xe hơi.
Pháo đài này cũng được xây dựng bởi cùng một nhóm kỹ sư đã xây Pháo Đài Min Hla. Nó nằm trên một trục đường chéo với Pháo Đài Min Hla, cho nên du khách có thể tham quan cả hai pháo đài trong cùng một ngày. Pháo đài này có 150 hào trú ẩn được khoét vào những bức tường dày, nơi các binh sĩ sẽ từ trong pháo đài mà bắn vào kẻ địch. Ở đây vẫn còn lưu giữ các trại lính, sở chỉ huy, một số phòng, và một giao thông hào được sử dụng để nuôi voi chiến.
Thiền viện này là địa điểm di sản văn hóa tọa lạc gần Sông Ayeyarwady. Những công trình khắc gỗ nổi tiếng ở đây càng làm cho thiền viện này thêm phần xinh đẹp. Từ đằng xa, thiền viện trông thật uy nghi. Du khách và dân địa phương đều thán phục vẻ đẹp là lùng của những thiết kế gỗ được chạm trổ bằng tay vô cùng khéo léo trên bề mặt của thiền viện. Đây chính là lý do du khách nhất định phải đến tham quan thiền viện này ở Khu Magway. Nó nằm ở Salay, quê hương của một nhà biên kịch nổi tiếng từ thời Vương Triều Kongbaung.
Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã này là nơi tuyệt vời du khách rất nên đến tham quan, có thể đi xe hơi để đến đây. Với diện tích rộng lớn (553 km²), đây là nhà của nhiều loài động thực vật, bao gồm nhiều loài chim quý hiếm, loài rùa sao Miến Điện và loài nai vàng. Nó được chia làm hai khu (rừng khô thượng nguồn và rừng ẩm thượng nguồn). Đến với khu bảo tồn này, du khách sẽ đón nhận nhiều trải nghiệm khám phá rừng xanh hết sức độc đáo.
Các du khách yêu thiên nhiên chắc hẳn sẽ rất vui khi biết nơi này không cách xa Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoang Dã Shwesettaw. Khu bảo tồn này năm ở Thị Trấn Salin. Du khách đến đây sẽ được ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp của khu bảo tồn nằm kề Sông Ayewarwady. Trong khu bảo tồn có một hồ nước rộng (162 héc-ta). Khu vực rừng ngập nước nổi bật với thảm lá vàng rơi từ quần thể rừng lá rộng, tạo nên một khung cảnh vừa lạ vừa trinh nguyên.
Khách hành hương thường đến chùa này để cầu khấn và thiền tịnh. Ngồi chùa có một tượng Phật đã vài trăm năm tuổi. Bức tượng quý làm bằng trầm hương. Hiện tượng được bảo quản an toàn trong một cái bát vàng, bọc ngoài là lớp kính chống đoạn kiên cố. Tín đồ Phật giáo tới đây cúng dường nào là nữ trang, nào là nhẫn vàng; đồ cúng dường sẽ được xâu vào các sợi dây vàng và treo lên chiếc bát.
Việc xây dựng ngôi chùa này phải mất nhiều năm mới hoàn tất dù rằng thiết kế độc đáo là công trình tim óc của nhiều nhóm người cùng nhau đóng góp. Vua Alongsithu đã xây dựng ngôi chùa này tại một địa điểm tín ngưỡng, nhưng thời gian qua đi ngôi chùa đã bị tàn phá nhiều. Sau đó, các tín hữu đã đến đây cúng dường để sửa sang ngôi chùa, xây thêm các chánh điện cho người cầu kinh, thánh thất, cũng như các am tự quanh phù đồ. Bởi tấm lòng dâng lễ của thập phương bá tánh mà việc tu bổ Chùa Shwegu mới hoàn tất, để giờ đây du khách được đến viếng chùa.
Lễ chùa này có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân ở vùng Thượng Miến Điện. Mọi người tề tựu về đây và đứng quanh ngôi chùa để thờ cúng. Thời điểm từ giữa tháng Hai đến giữa tháng Tư là thời điểm tấp nập nhất ở nơi này vì du khách và dân địa phương thường đổ về đây để mừng lễ.
Lễ này diễn ra ở chùa Myathalon. Tín đồ và dân địa phương sẽ dâng các món ăn bổ dưỡng cho các sư thầy ở đây. Người ta sẽ dâng những chiếc đèn dầu được đưa vào chùa. Đêm đến, những chiếc đèn dầu chiếu soi cả ngôi chùa, tạo ra một quang cảnh thư thái đẹp đẽ tại chùa.
Được tổ chức vào trung tuần tháng Tư, lễ hội Phật giáo này được dân địa phương rất coi trọng. Cả nước mừng đón tết vào kỳ lễ hội này. Dân địa phương sẽ thảy nước vào nhau để “tẩy uế” cho thân thể và tâm trí khỏi mọi điều dữ và điềm gở của năm cũ. Sau đó họ sẽ chúc nhau gia đình và bè bạn bao điều hay.