Mandalay là thành phố lớn thứ nhì ở Miến Điện tọa lạc ở bờ đông Sông Ayeyarwady. Đây là trung tâm kinh tế quan trọng của nửa phía bắc Miến Điện, cũng được xem là trung tâm văn hóa của đất nước. Thành phố được đặt tên theo tên Đồi Mandalay ở gần đó. Đây là cố đô của Miến Điện với bề dày lịch sử lâu đời. Thành phố được xây dựng ở chân đồi Mandalay vào năm 1857 bởi Vua Mindon. Thành phố được xây dựng để làm ứng nghiệm một lời sấm truyền về việc thành lập một đế chế Phật giáo nhân dịp kỷ niệm 2400 năm Phật giáo hình thành. Thành phố này là thủ đô của Miến Điện cho tới khi Đế Quốc Anh tới đây xâm chiếm vào năm 1885. Muốn khám phá hết Mandalay phải mất vài ngày thì mới trải nghiệm được vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp của cung điện hoàng gia tráng lệ và những buổi hoàng hôn trên sông. Mandalay cho ta một cái nhìn về nền văn hóa và con người Miến Điện.
Mandalay has people from Myanmar, Kayin, Kayah, Chin, Pao, Mon, Shan. Most people speak Myanmarese/Burmese, Shan, Chinese, limited English and follow Buddhism, Christianity, Islam, Hinduism.
Mandalay có điều kiện khí hậu dễ chịu vì có một mùa mưa nhẹ. Giáp ranh với Khu Magway, Khu Sagaing, và Bang Shan. Trải dài trên diện tích 37.024 km vuông.
Thành phố Mandalay là thủ phủ của Khu Mandalay và là kinh đô xưa của vương triều cuối của ở Miến Điện. Đây cũng là trung tâm văn hóa của đất nước, với dân số 6,1 triệu người (số liệu năm 2014).
Mandalay là nơi có thành phố hoàng gia xưa, nơi có cung điện hoàng gia và một bảo tàng. Cung điện nằm trên một hoàng thành hình vuông, bao quanh có tường thành dài 2 cây số. Tường có 48 tháp pháo và 12 cổng, mỗi cổng tượng trưng cho một cung hoàng đạo. Vây quanh hoàng thành là một chiến hào tuyệt đẹp dài 60 mét với nhiều cây cầu bắc qua. Khu phức hợp này còn có chánh điện cho khán giả, chánh điện long ngai, các sảnh thưởng lãm, một thiền viện, một tháp canh, một khu triều chính pháp luật, một tòa nhà chứa xá lợi răng Phật và một thư viện.
Đồi Mandalay nằm về phía bắc của trung tâm đô thị Mandalay, có chiều cao 230 mét. Nơi đây có rất nhiều chùa chiền và đền đài Phật giáo. Đứng trên đồi ngắm toàn cảnh thành phố buổi bình minh và hoàng hôn thật là tuyệt vời, không bõ công du khách đi chân đất leo lên từng bậc thang trên sườn phía nam của ngọn đồi. Du khách cũng có thể lên đỉnh đồi bằng cách lái xe lên, nhưng chỉ khi đi bộ leo núi du khách mới nhìn thấy những nghi thức cầu kinh đầy màu sắc và cả những người bán hàng rong. Khi leo núi, du khách cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt vời. Nằm ở chân đồi là sân golf 18 lỗ tên Shwe Mann Taung. Nơi đây có khung cảnh rất đẹp với sự hiện diện của Đồi Mandalay làm nền.lộng lẫy
Amarapura là cố đô của vương quốc KoneBaung rất nổi tiếng về nghề dệt lụa. Cầu U Bein Bridge được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 bằng cách thanh gỗ giá tỵ gỡ ra từ các tòa nhà bị dỡ bỏ. Câu này là một cảnh quan huy hoàng đặc biệt là lúc chiều sớm vì khi bình minh lên cây cầu có bóng rất đẹp. Một chỗ nữa cũng rất nên tham quan là Thiền Viện MaharWai Yan Bon TharBargaya, nơi này được trang trí với 28.000 hình thù làm bằng gỗ chạm khắc.
Một thị trấn ven sông nhỏ ở Khu Sagaing. Mingun nằm ở bờ tây Sông Ayeyarwady, cách Mandalay chừng 10 cây số. Đây là một du lịch dã ngoại nổi tiếng, chí ít du khách nên lưu lại đây ít nhất nửa ngày để khám phá cảnh vật ấn tượng của nó. Dù du khách có thể đi đường bộ từ Sagaing tới đây, thực ra đi thuyền từ Mandalay tới đây mới là trải nghiệm thích nhất. Mingun có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lịch sử với nhiều di tích làm chứng nhân của lịch sử. Du khách tới đây có thể tham quan Chuông Mingun, Chùa Mingun Pahtodawgyi và Chùa Hsinbuume ở Mingun.
Innwa (tên gọi khác là Ava) là thủ đô của một vài vương quốc trong giai đoạn từ thế kỷ 14 đến 19, tọa lạc bên bờ hai con sông Ayeyarwady và Myitnge. Innwa nằm cách Mandalay chừng 21 cây số. Điểm du lịch nổi tiếng ở đây là Thiền Viện MahaAungMyeBonzan và BagayaKyaung có từ thời thế kỷ 19 được đỡ bằng gần 300 cột sàn làm bằng gỗ giá tỵ vào khoảng năm 1830. Nơi này nổi tiếng về các hiện vật gỗ chạm khắc tinh xảo.
Nằm ở độ cao 1.070 mét, Pyin Oo Lwin là trạm dừng chân trên đồi gần nhất với Mandalay. Nơi đây có điều kiện khí hậu rừng thông rất mát mẻ. Đây là chốn bình yên giúp du khách thoát khỏi cái nóng của thành phố Mandalay. Trạm đồi Pyin Oo Lwin này có thời thuộc địa, vốn là một địa điểm nghỉ hè lý tưởng mát mẻ trong thời Anh còn trị vì ở đây. Từ Mandalay du khách sẽ đi xe chừng 1 giờ 30 phút để tới Pyin Oo Lwin, du khách có thể đi đường bộ hoặc đi đường xe lửa.
Ba năm trước khi Vua Bagyidaw lên ngôi, vua đã xây chùa Hsinbyume vào năm 1816 để tưởng nhớ hoàng hậu quá cố – Công Nương Hsinbyume. Ngôi chùa mô phỏng kiến trúc chùa Sulamani, nằm trên đỉnh núi Meru. Bảy tầng tháp kiểu dợn sóng quanh ngôi chùa tượng trưng cho bảy dãy núi quanh khu núi Meru. Chùa bị hư hỏng nặng sau trận động đất năm 1838, nhưng sau đó được Vua Mindon tái thiết vào năm 1874.
Chùa Maha Myat Muni tọa lạc ở phía tây nam Mandalay. Điểm nổi bật của ngôi chùa này là bức tượng Phật làm bằng đồng cao 4 mét nặng 6,5 tấn với một vương miện trang trí họa tiết bằng đá quý như kim cương, đá ru-bi, đá sa-phia cùng nhiều loại kim hoàn khác. Nghi lễ rửa mặt tượng Phật buổi sáng sớm ở đây thường thu hút rất đông tín đồ tới chiêm bái.
Thiền Viện Atumashi Monastery tọa lạc ở vùng đông bắc của Cung Điện Mandalay, chỉ cách Cung Điện Hoàng Gia chừng 10 phút lái xe. Thiền viện được Vua Mindon xây dựng năm 1857. Cấu trúc gỗ giá tỵ nguyên thủy của thiền viện đã bị cháy rụi vào năm 1890 sau một trận hỏa hoạn ở thành phố, thiêu hủy luôn thiền viện và một bức tượng Phật cao chừng 30 feet tới 9 mét. Di tích này sau đó đã được tái thiết vào năm 1996 bởi Sở Khảo Cổ Miến Điện, hiện nay là một di tích không thể bỏ qua khi tới Mandalay.
Chùa Kuthodaw nằm ở chân Đồi Mandalay và là một trong những điểm đến không thể bỏ qua cho du khách. Chùa được Vua Mindon xây dựng năm 1868, xung quanh có các 729 phiến đá khắc kinh Tam Tạng. Chùa này nổi tiếng vì đang lưu giữ quyển sách đạt kỷ lục lớn nhất thế giới, một hiện vật được UNESCO đưa vào danh sách kỷ lục.
Thiền Viện Shwenandaw nằm khá gần Thiền Viện Atumashi ở Mandalay. Công trình làm bằng gỗ giá tỵ được chạm khắc tinh xảo đẹp đẽ bằng cách hoa văn cầu kỳ với hình thù các loài sinh vật huyền bí. Thiền viện này từng được mạ vàng dày trọn vẹn, nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ có các di tích nội thất mới được mạ vàng vì điều kiện thời tiết nhiệt đới khắt nghiệt.
Yandabo tọa lạc trên bờ sông Ayeyarwady ở thị trấn Myingyan, thuộc khu Mandalay. Nơi này nổi tiếng vì ngày xưa vào năm 1826 hòa ước Anh-Miến Điện đã được ký kết ở chính nơi này. Ngôi làng này nổi tiếng vì là nơi sản xuất ra các bình gốm rất đẹp, cũng là nơi sinh sống của nhiều nghệ nhân – những người có thể sản xuất ra từ 30 đến 50 bình gốm một ngày. Du khách có thể thăm ngôi làng này và xem các nghệ nhân làm việc trong khi hòa vào dòng người địa phương.
Thiền Viện Shwe Kyin là một trong những thiền viện cổ nhất và là không gian kiến trúc vô giá ở Miến Điện. Thiền viện có các cột đình lớn được làm bằng gỗ giá tỵ; các bức tường có chạm khắc hình ảnh hào quang của Phật và cảnh các sư sãi thuyết pháp. Các sư sãi tại Thiền Viện Shwe Kyin rất tôn kính và vâng theo Phật pháp. Họ tuân thủ giới luật rất nghiêm ngặt và cứng nhắc. Thiền viện có không gian tĩnh lặng.
Nhà Thờ Thánh Giu-xe, còn có tên gọi khác là Nhà Thờ Cha Lafon, là một nhà thờ Công Giáo La Mã rất dễ thương ở Mandalay. Nhà thờ được các giáo dân chăm nom gìn giữ rất tốt. Nhà thờ có kiến trúc gothic ấn tượng, được các cha xứ người Pháp xây dựng năm 1894. Không gian nội thất của nhà thờ được trang trí màu vàng tươi rất đẹp của Miến Điện.
Các xưởng khắc đá nằm gần Chùa Mahamuni. Đá được lấy từ mỏ Sagin cách Mandalay 56 cây số về phía bắc. Các xưởng khắc đá ở đây khắc ra nhiều sản phẩm, chủ yếu là các khí cụ tín ngưỡng như tượng Phật và các phiến đá khắc chữ. Du khách có thể tham quan các xưởng thủ công này để tìm hiểu thêm về nghệ thuật khắc đá, mua một số đồ lưu niệm.
Các xưởng khắc đá nằm gần Chùa Mahamuni. Đá được lấy từ mỏ Sagin cách Mandalay 56 cây số về phía bắc. Các xưởng khắc đá ở đây khắc ra nhiều sản phẩm, chủ yếu là các khí cụ tín ngưỡng như tượng Phật và các phiến đá khắc chữ. Du khách có thể tham quan các xưởng thủ công này để tìm hiểu thêm về nghệ thuật khắc đá, mua một số đồ lưu niệm.
Khu vực Mandalay nổi tiếng về nghề điêu khắc gỗ. Có một số xưởng điêu khắc gỗ trên khắp vùng này, chuyên sản xuất các mặt hàng khắc gỗ thẩm mỹ, từ các bức tượng gỗ dùng cho tín ngưỡng cho đến các sản phẩm hoa gỗ trang trí. Các xưởng gỗ nằm ở Mandalay.
Du khách có thể tham quan các xưởng đúc đồng ở phường Tempawaddy nằm giữa Mandalay và Amarapura. Các xưởng này sản xuất tượng Phật, chuông, cồng chiêng cùng nhiều sản phẩm khác. Đến đây mua quà về tặng người thân thì nhất rồi.
Dệt là một trong những sinh kế chính của người dân Amarapura. Thị trấn này có hơn một trăm khung cửi được sử dụng để tạo ra các thiết kế và kiểu dáng trên lụa rất tinh tế. Người Miến Điện mặc các bộ trang phục lụa vào các kỳ lễ và dịp trọng đại. Đây là ngành công nghiệp không khói nổi tiếng của đất nước, du khách rất nên tham quan các xưởng tại đây.
Các du khách thích đi chợ địa phương có thể đi chợ này mua sắm thoải mái. Chợ nằm ngay trung tâm Mandalay. Bạn có thể mua hầu như mọi thứ tại đây – từ đồ tạp hóa cho tới quần áo tinh tế. Du khách có thể mua đồ lưu niệm và sản vật địa phương ở chợ này.
Chùa Eain Daw Yar nằm về phía tây của chợ Zegyo. Nó được Vua Bagan Min xây dựng khi ông lên ngôi hoàng thượng, với mục đích tưởng nhớ đứa con một của Theebaw. Sau cách mạng hoàng cung năm 1853, Bagan Min bị phế truất mặc dù vẫn giữ được mạng. Ông sống ẩn dật trong một thiền viện ở đây, cuối cùng qua đời vì bệnh đậu mùa.
Vườn Bách Thảo ở Pyin Oo Lwin, giờ là Vườn Quốc Gia Kandawgyi, được xây dựng lần đầu trong giai đoạn năm 1915-16 bởi một nhà sinh vật học người Anh là ngài Alex Rogers, một nhà nghiên cứu rừng. Vườn Bách Thảo ban đầu trải dài trên diện tích 170 mẫu (tức là 69 héc-ta) cho phần đất liền, và 70 mẫu (28 héc-ta) cho diện tích mặt nước. Vì khí hậu khu vực này là khí hậu mát mẻ dịu nhẹ, phần lớn trong số 4840 cây trồng ở đây thuộc họ thông. Vườn bách thảo có 575 loài thực vật khác nhau.
Một trong những nơi hay nhất cần đến thăm ở đây là Pyin Oo Lwin, được xây dựng bởi dân nhập cư Yannan, đây là một ngôi chùa Tàu. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Tàu đặc trưng, với từng đường nét nghệ thuật Trung Hoa truyền thống. Chùa còn là nơi đang nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi và cũng là một trại dưỡng lão. Ngôi chùa có nền đất, nên khách viếng cần mang giày. Chùa có một tháp kiểu Tàu sáu tầng. Chùa này có rất nhiều sư sãi có biệt tài coi bói cho khách vãng cảnh nếu họ chịu cúng dường cho các thầy.
Đây là điểm đến của những du khách thích phượt đường rừng. Thác Dattawgyaik nằm ở Ani Shakhan, điểm giữa của hai điểm Mandalay và Pyin Oo Lwin. Thác nước cao gần 122 mét, sâu 91 mét. Nước thác màu xanh và rất mát. Thời điểm tốt nhất để tới chơi thác là từ tháng Năm tới tháng Mười (mùa mưa).
Nổi tiếng với 267 cột đình làm bằng gỗ giá tỵ, Thiền Viện Bagaya Monastery là một trong những thiền viện đẹp nhất ở Miến Điện, tọa lạc ở Le Daw Gyee, khu vực có những cánh đồng lúa hoàng gia lớn ở Innwa. Cách tốt nhất để tham quan thiền viện này là đi bộ dọc theo các lối đi hẹp giữa cánh đồng. Các sinh vật được chạm trổ trên nền và tường thiền viện vẫn còn được bảo tồn cẩn thận cho tới tận bây giờ. Điện sảnh chính có một đài và một khu vực dành cho các sư sãi.
Chùa Ngọc Hoàng, tên theo tiếng địa phương là “Werawsana,” là ngôi chùa ngọc hoàng lớn nhất thế giới. Cấu trúc của chùa được xây dựng hoàn toàn bằng những viên đá ngọc bích và đá phiến, trị giá đến 15 triệu đô la. Chùa cao 23 mét, chu vi 53 mét. Mỗi tầng tháp dài 16 mét, rộng 16 mét, cao 3,6 mét. Kiến trúc bên ngoài đại sảnh của chùa được trang hoàng bằng 30.000 tượng Phật làm bằng ngọc bích.
Chùa Kaungmudaw Pagoda còn có một tên gọi khác là Yaza Mani Sula, cách Innwa 10 cây số. Kiến trúc hình quả trứng nổi tiếng của ngôi chùa là một kiểu kiến trúc lạ mắt đối với một ngôi chùa Miến Điện. Nó có một mái vòm khổng lồ cao đến 46 mét. Ở dưới chân đế của chùa là 812 cột đá, tất cả đều rỗng ruột và có tạc hình Nat lên đó. Chùa này mô phỏng kiến trúc Chúa Mahaceti ở Sri Lanka.
Maha Aung Mye Bon Zan, nổi tiếng với tên gọi khác là Me Nu Oak-kyaung (Thiền Viện Đá), được xây dựng năm 1818 bởi Nanmadaw Me Nu, Chánh Phi của Vua Bagyidaw cho vị trụ trì của hoàng gia (Nyaunggan Sayardaw). Thiền viện nổi tiếng với một tên gọi khác là Me Nu Oak Kyaung, có nghĩa là thiền viện gạch đá của Me Nu. Thiền viện Maha Aung Mye Bonzan là một ví dụ đặc sắc về kiến trúc thiền viện Miến Điện dưới triều đại Konbaung.
Thiền viện này tọa lạc ở Thị Trấn Amarapura ở bờ Tây Hồ Taungthaman gần Cầu U Bein nổi tiếng. Thiền viện này được xây dựng vào khoảng năm 1910, là một khu phức hợp hàn lâm đại học thiền viện nổi tiếng cho thế giới học viện Phật giáo. Thiền viện này có giới luật rất nghiêm và cứng nhắc; hiện có hơn 3.000 sư sãi, trong đó có các chú tiểu rất nhỏ, đang sống trong thiền viện.
Chùa Maha Ant Htoo Kan Thar tọa lạc ở Pyin Oo Lwin gần thác BE, hay còn gọi là Pwegauk. Trong miếu điện của chùa có một bức tượng Phật uy nghi. Chùa nằm trên đỉnh một ngọn đồi, cho du khách một góc nhìn toàn cảnh Pyin Oo Lwin thật hùng vĩ. Với cả một bề dày lịch sử lý thú, chùa này là địa danh du lịch không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Pyin Oo Lwin.
Thiền Viện Shwe In Bin là một trong những thiền viện hấp dẫn nhất ở Mandalay, tọa lạc ở góc tây nam của thành phố Mandalay. Chùa có kiến trúc Miến Điện truyền thống và là một trong những công trình ít ỏi vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian. Được các thương nhân Trung Quốc xây dựng năm 1895, thiền viện này có nhiều công trình gỗ chạm khắc ấn tượng và nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ.
Peik Chin Myaung là hang động đá vôi nằm cách Pyin Oo Lwin 19 cây số về hướng đông bắc. Cửa hang thật đẹp vì có một số con suối tuyệt mỹ chảy qua. Hang này đã có chừng 230-310 triệu năm tuổi. Trong hang có nhiều tượng Phật và chùa chiền đủ mọi kích cỡ ở từng góc từng xó nhỏ. Đi bộ từ hang một chút thôi sẽ tới một thác nước đẹp có tên là “Thác Ba Tầng”.
Lễ này được tổ chức trong 2 ngày vào tháng Hai tại Chùa Maha Muni. Thiện nam tín nữ sẽ đốt lửa trại, đồng thời bắc các chảo siêu lớn lên nấu xôi gừng, dừa, mè để cúng dường cho các sư sãi trong kỳ lễ hội này.
Lễ chùa này được tổ chức xuyên suốt 9 ngày tại Chùa Shwe Sar Yan. Đây là một lễ hội thú vị được nhiều dân làng và du khách hưởng ứng. Điểm thu hút chính của lễ hội này là các món đồ chơi dân gian được đan kết bằng lá dừa khô.
Lễ hội này được tổ chức trong vòng 8 ngày ở Làng Taung Pyone. Hàng ngàn pháp sư và tín đồ đổ về đây cúng kiếng. Lễ hội được tổ chức hàng ngày. Rượu thốt nốt, rượu vang trắng, rượu rum, thỏ nướng, gà chiên sẽ được cúng lên cho hai linh thần Gyi và Min Galay, hai vị quan phò vua Bagan trong thế kỷ 11.