Mon là một bang của Miến Điện, diện tích trải trên một dải đất hẹp nằm kẹp giữa bang Kain về phía đông và Biển Andaman về phía tây. Triều đại đầu tiên của Mon được biên vào sử sách là vương triều Dvaravati, hưng thịnh trong khoảng năm 1024 SCN cho đến khi kinh đô của họ bị Đế Quốc Khmer chiếm đóng. Sau Chiến Tranh Anh-Miến Điện, khu này lại bị người Anh chinh phục vào năm 1824. Người Mon đã giúp người Anh trong chiến tranh, đổi lại người Anh hứa hẹn cho họ quyền đứng lên làm lãnh đạo Miến Điện khi phe Miến Điện bị đánh bại. Hàng nghìn người Mon trước đó đã tha hương đến tận Siam, nhưng trong thời gian Anh chiếm đóng Miến Điện, họ đã hồi hương. Tuy nhiên, người Anh đã không làm đúng lời hứa. Sau đó Mon vẫn là thuộc địa của Anh. Mon có đặc trưng khí hậu nhiệt đới vì nó nằm gần biển. Hiện tại Mon có khoảng tám thành phố đáng chú ý và hai đảo. Người Mon sinh sống ở đây, họ cũng là dân tộc chính của bang này. Họ là một trong những tộc dân man khai nhất đã từng sống ở Đông Nam Á. Họ là tộc người có mặt sớm nhất ở Đông Nam Á
Sắc tộc – Mon, Bamar, Anh-Miến Điện, Chin, Kachin, Kayin, Rakhine, Shan, Miến Điện-Thái.
Ngôn ngữ – Mon, Kayin, Bamar. Tín ngưỡng – Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo.
Khí hậu – Khí hậu nhiệt đới.
Giáp ranh – Bang Kayin, Biển Andaman, Khu Bago, Khu Tanintharyi và Thái Lan.
Diện tích – 12.296,6 km vuông (4.747,7 dặm vuông)
Thủ phủ – Mawlamying. Quê hương của người Mon. 2,05 triệu người (dân số năm 2014)
Hãy chìm đắm vào vẻ đẹp cảnh quan tuyệt vời của những cụm đảo hoang sơ.
Chùa Kyaik Htee Yoe, còn gọi là Chùa Đá Vàng, được xây dựng năm 574 TCN. Nằm cách Yagon 229 cây số, ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá khổng lồ. Tảng đá này lại chất lên một rìa đá cheo leo ở độ cao 1.095 mét so với mực nước biển. Đá và chùa chất chồng lên Đỉnh KyaikHteeYoe. Đây là địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng thứ ba ở Miến Điện sau Chùa Shwedagon ở Yangon và Chùa Mahamuni ở Mandalay.
Chùa Kyaik Paw Law Pagoda tọa lạc ở thị trấn Kyaikhto. Ngôi chùa này nổi tiếng vì có nốt ruồi sống trên gương mặt tượng Phật, hiện người ta đã bọc vàng cho nó. Đôi mắt của bức tượng rất sống động. Truyền thuyết kế rằng người ta cố gắng đưa bức tượng lên bằng sức voi, sức ngựa, sức người nhưng nó tuyệt nhiên không suy suyễn. Họ nói rằng bức tượng nổi lên trên mặt nước và luôn hướng mặt về phía Sri Lanka.
Người ta tin rằng Chùa Shwe Sar Yan được xây dựng hồi thế kỷ thứ 5 TCN. Hiện chùa lưu giữ bốn xá lợi răng Phật Thích Ca, tám xá lợi tóc của Phật Kakusana. Chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật của Phật Gonaguna, chiếc bình bát lục bảo ngọc của Phật Kassapa, ngoài ra còn có vài bức tượng bằng vàng. Kiến trúc hình nón ba tầng này là một địa điểm thú vị du khách nên tham quan để tìm hiểu về Phật giáo.
Một ngôi miếu Phật giáo tọa lạc ngay đối diện Win Sein Taw, đó là Kyauktalone Taung. Chùa này nằm trên đỉnh một cấu trúc đá vôi phẳng lì, có chiều cao 300 feet. Để lên tới đỉnh tháp du khách phải cất công leo lên các bậc thang khá dốc.
Một ngôi miếu Phật giáo tọa lạc ngay đối diện Win Sein Taw, đó là Kyauktalone Taung. Chùa này nằm trên đỉnh một cấu trúc đá vôi phẳng lì, có chiều cao 300 feet. Để lên tới đỉnh tháp du khách phải cất công leo lên các bậc thang khá dốc, cho nên khuyến nghị chỉ có du khách nào có thể lực tốt mới nên thử.
Cách Mawlamyine 60 cây số về phía nam là Thabyuzayat, một thị trấn có nhiều di tích lịch sử. Nơi đây, có đến 100.000 thường dân và nạn nhân chiến tranh đã ngã xuống dưới bàn tay của quân Nhật trong dự án cưỡng chế xây “đường ray tử thần” hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Tuyến đường ray khét tiếng đã trở thành huyền thoại nhờ bộ phim “Cầu Sông Kwai” công chiếu năm 1957.
Mawlamyine là thủ phủ của Bang Mon. Nơi đây từng có một quá khứ vàng son vì là thủ đô cũ thời Đế Quốc Anh đô hộ. Thành phố này từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Thành phố duyên dáng với sự pha trộn hài hòa đa dạng của kiến trúc Phật giáo và kiến trúc thời thuộc địa; dáng dấp của sự pha trộn này ta có thể thấy ngay trong truyền thống và các sản phẩm ở địa phương. Chùa Kyaik Than Lan, được xây dựng năm 875 SCN, là danh lam thắng cảnh của vùng này.
Kyaik Ka Mi là một thị trấn nghỉ dưỡng duyên hải ở Bang Mon. Cách Mawlamyine 48 cây số về phía nam, đây là điểm đến ưa thích của nhiều du khách thích du lịch biển. Thị trấn này nổi tiếng vì có chùa Kyaik Ka Mi Yele thu hút nhiều khách hành hương tới đây. Với vẻ đẹp hoang sơ chưa bị khai thác nhiều, thị trấn này là nơi lý tưởng để du khách thoát mình ra khỏi chốn xô bồ đông đúc và tận hưởng đôi ba ngày bình yên
Một bãi biển đáng quan tâm ở Miến Điện, Bãi Setse, là một bãi biển cát nâu nơi du khách được vui cùng biển cả. Cách Kyaik Ka Mi 24 cây số về phía nam, cách Thanbyuzazyut 16 cây số về phía tây nam. Từng hàng dương đong đưa dọc bên bãi biển. Du khách được thưởng thức các món hải sản ngon lành tại các điểm tham quan, được nhâm nhi những trái dừa mát lạnh.
Đảo Bilu là địa điểm du khách nên tham quan để được chiêm ngưỡng nền văn hóa Mon được bảo tồn nguyên vẹn rất đặc sắc. Đây là hòn đảo lớn có khoảng 60 ngôi làng. Sinh kế chính của đảo là trồng cao su và trồng lúa. Nơi đây cũng có rất nhiều ngành nghề thủ công Một chuyến tham quan đảo bằng thuyền sẽ mang lại cho du khách cảm giác mãn nguyện. Thiên nhiên phong phú đa dạng, người dân đảo hiền hòa mến khách.
Đảo Bilu là địa điểm du khách nên tham quan để được chiêm ngưỡng nền văn hóa Mon được bảo tồn nguyên vẹn rất đặc sắc. Đây là hòn đảo lớn có khoảng 60 ngôi làng. Sinh kế chính của đảo là trồng cao su và trồng lúa. Nơi đây cũng có rất nhiều ngành nghề thủ công Một chuyến tham quan đảo bằng thuyền sẽ mang lại cho du khách cảm giác mãn nguyện. Thiên nhiên phong phú đa dạng, người dân đảo hiền hòa mến khách.
Thaton là thành phố thuộc Bang Mon nằm ở khu vực bình nguyên Tenasserim. Đây từng là thủ đô của Vương Quốc Thaton trong khoảng từ thế kỷ thứ 4 TCN đến thế kỷ thứ 11 SCN, được xem là cái nôi của Phật Giáo Truyền Thống hình thành từ cách đây khoảng 2500 năm.
Lễ Chùa Kyaikhtiyo là một lễ hội ánh sáng đặc biệt được tổ chức tại chùa vào ngày rằm Thadingyut. Dân địa phương cúng khoảng 9000 đèn cầy tỏa sáng và 9000 bông hoa dâng lễ Phật vào đêm rằm. Sáng hôm sau, người ta sẽ dâng gạo, bánh kẹo và một số món ăn vặt lên cho bàn thờ Thiên. Lễ hội thường tổ chức vào tháng 10, mặc dù ngày chính xác còn tùy vào lịch âm. Hàng nghìn dân địa phương và người nước ngoài tham dự lễ hội này.
Lễ hội này được tổ chức trên quy mô cả nước vào một ngày rằm sau mùa mưa. Vì các nhà sư sẽ cần nhiều bộ cà sa sau mùa mưa, vào ngày rằm này, các bộ y lễ và cà sa mới sẽ được đem tặng cho các nhà sư, bên cạnh nhiều lễ vật khác như giày dép, dù, y bát, đồ ăn, khăn tắm, xà phòng, và các nhu yếu phẩm khác.
Đây là kỳ lễ lớn nhất, vui vẻ nhất năm của cả nước Miến Điện, cũng là kỳ lễ thú vị nhất. Trong Lễ Hội Thingyan, người ta sẽ thảy nước vào nhau theo những giai điệu của bài hát và vũ điệu tại các đình hội. Trong các ngày lễ hội vui vẻ này, người Miến Điện sẽ làm công quả rất nhiều để đón mừng Năm Mới.